Blog Post

News > Etcétera > Márcia Batista Ramos, traducida al vietnamita

Márcia Batista Ramos, traducida al vietnamita

ADN

Los padres de algunos de mis abuelos, prefirieron ser cobardes vivos a ser héroes muertos y se marcharon de Europa apiñados en navíos, para no entregar sus vidas en la primera gran guerra que no les pertenecía, que ellos ni siquiera entendían las razones, en un tiempo que nadie les explicó ningún motivo, pero exigían el sacrificio de sus jóvenes vidas.

Ellos tuvieron valor de agarrar su maleta con una muda de ropa y dos camisas, una foto de sus padres, un cuaderno de apuntes con un lápiz de carbón, un peine de hueso, unas pocas monedas y cruzar el océano, para adaptarse al nuevo idioma, en muchos casos, para introducirse en una nueva sociedad y preservar sus vidas.

Vestían sombrero y corbata. Algunos trajeron en el bolsillo el reloj que su padre les heredó al momento de la despedida, de la eterna despedida… Una cadenita de oro con un crucifijo o un pequeño escapulario con la foto de su madre.

Eran hombres jóvenes que no tenían ni veinte años y ya eran hombres hechos y derechos, solos en un nuevo país. Eternamente amputados de sus seres más queridos. De ahí, debe correr por mi sangre un cierto desarraigo que llamo orfandad…

Cuando llegaron por estos lares, el abuelo Cesáreo conoció a mi abuela Negrita su nombre era Isaltina, ella era hija de esclavos nacida libre. Los padres de ella fueron arrancados de sus padres sin oportunidad de despedirse y recibir la última bendición… Como último recuerdo trajeron a Brasil, una lagrima cristalizada en el alma. De ahí, debe correr por mi sangre la eterna sed de justicia…

Marcia Batista Ramos, brasileña. Licenciada en Filosofía-UFSM. Gestora cultural, escritora, poeta y crítico literario. Su obra está traducida a 18 idiomas y publicada en 34 países.

ADN

Truyện siêu ngắn Márcia Batista Ramos

Ông cha của ông cha tôi, những người thà làm kẻ hèn mà sống tiếp còn hơn trở thành những anh hùng với bộ xương khô, đã rời châu Âu trên những con tàu chật hẹp, từ chối phải bỏ mạng cho những cuộc Thế chiến không liên quan đến họ, những cuộc chiến mà họ vốn không hiểu rõ nguồn cơn, những cuộc chiến mà người ta không thèm nói rõ nguồn cơn, nhưng lại bắt họ phải hy sinh đời trai trẻ.

Can đảm của họ nằm trong va-li, với một bộ quần áo để thay và hai áo sơ mi, một tấm ảnh mẹ cha, một cuốn sổ cùng với mẩu bút chì than, chiếc lược bằng xương, vài đồng xu lẻ và cứ thế, vượt qua đại dương, để thích nghi với một ngôn ngữ mới, một xã hội mới và bảo toàn mạng sống.

Họ đội mũ và đeo cà vạt. Một số người mang theo chiếc đồng hồ bỏ túi cha cho lúc chia xa, chia xa vĩnh viễn… Một chiếc dây chuyền thánh giá vàng, hay vòng scapular1 nhỏ in ảnh của mẹ.

Họ là những thanh niên mới đôi mươi nhưng cũng là những người đàn ông trưởng thành, một mình ở đất nước xa lạ. Vĩnh viễn bị cắt rời khỏi người thân. Vậy nên, chắc hẳn có một sự mất mát chảy trong máu tôi, sự mất mát mang tên “mồ côi” …

Khi mới đến đất này, ông tôi, Cesáreo gặp bà tôi, người phụ nữ da đen xinh đẹp  tên Isaltina, bà là con gái của những nô lệ đã giành lại tự do. Các cụ tôi cũng bị đoạt khỏi cha mẹ mình mà không có một cơ hội được chào tạm biệt hay nhận lời chúc thượng lộ cuối cùng… Đó là ký ức cuối cùng mà họ mang tới Brazil, nước mắt kết thành đá trong tim. Vì vậy, nỗi khát khao công lý vĩnh viễn chạy trong máu tôi…

NGÔ GIA THIÊN AN

Dịch bản tiếng Anh

1.“Spacular”, từ bắt nguồn từ tiếng Latinh. Trong tiếng Latinh, từ này nghĩa là cái vai. Trong Công giáo, spacular dùng để chỉ loại vải hoặc quần áo được mặc bởi tu sĩ hoặc tín đồ Công giáo để thể hiện lòng tín

Chúa. Ngoài ra, còn có loại spacular nhỏ hơn để đeo vào cổ như chiếc vòng, gồm hai miếng gỗ, vải hoặc giấy ép to bằng khoảng hai ngón tay, được trang trí, thường có hình chữ nhật được buộc bằng vải. Khi đeo, một miếng hình chữ nhật sẽ ở trước ngực và một miếng ở sau lưng người đeo.

2.. Nguyên văn: Negrita. Từ “negrita” được dùng nhiều bởi các nước Mỹ Latinh. Bắt nguồn từ các từ “Negro/negra” trong tiếng Anh, vốn là những từ đã lỗi thời để chỉ người đàn ông và phụ nữ da đen ở Mỹ. Lịch sử Mỹ có tồn tại chế độ nô lệ (thế kỷ 17-thế kỷ 19), trong đó những người da màu, nhất là da đen bị bắt phải làm nô lệ cho chủ yếu là chủ nô da trắng, và các từ “negro/negra” được sử dụng phổ biến trong thời kỳ này. Vậy nên, các từ này được hiểu là mang hàm ý xúc phạm, phân biệt chủng tộc và không còn được sử dụng. Từ “negrito/negrita” hiện nay vẫn được sử dụng với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, thậm chí là thân thiện. Tuy nhiên, vẫn có những tranh cãi xoay quanh việc sử dụng các từ này.

error

Te gusta lo que ves?, suscribete a nuestras redes para mantenerte siempre informado

YouTube
Instagram
WhatsApp
Verificado por MonsterInsights